Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Đại lộ Champs-Élysées là một đại lộ nổi tiếng của thành phố Paris. Nó bắt đầu ở Quảng trường Concorde và kết thúc ở Quảng Trường Etoile, hai quảng trưởng nổi tiếng nhất Paris.

Nó chỉ dài khoảng 2 cây số, nhưng trên đại lộ này, tất cả những gì đẹp nhất của nước Pháp được tìm thấy ở đây, những kiến trúc lịch sử, những tiệm tùng thời trang thời thượng, những quán ăn sang trọng, và những rạp hát bóng lớn nhất.


Đại lộ Champs-Élysées là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng liên hệ tới nước Pháp, như cuộc duyệt binh ngày Lễ Độc Lập 14 tháng 7 và những cuộc diễn hành của quân đội chiến thắng vô Paris.

Đây là nơi ngày 14 tháng 6 năm 1940 quân đội chiến thắng Đức đã diễn hành. Và cũng nơi này ngày 26 tháng 8 năm 1944 quân đội giải phóng Paris của Pháp đã diễn hành ngang qua đây. Ngày 29 tháng 8 quân đội chiến thắng của Mỹ đã diễn hành ở đây.

Đây là trạm cuối cùng của cuộc đua xe đạp nổi tiếng thế giới “Tour De France” (Đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp). Những dịp cuối năm, đây là điểm chờ đợi năm mới, chờ xem pháo bông rực sáng lúc giao thừa.


Khách sạn nơi tôi ở nằm bên bờ sông Seine gần tháp Eiffel, gần khu đại lộ này. Trong 7 ngày lang thang ở Paris trước khi bắt đầu chuyến du lịch từ Paris đến miền Nam nước Pháp, chắc chắn vợ chồng tôi sẽ đi lại nhiều lần trên đoạn đường nầy. Hẹn sẽ chụp nhiều hình chia sẻ với các bạn sau khi chúng tôi trở về New York.

Người Pháp gọi đại lộ này là “La plus belle avenue du monde“, đại lộ đẹp nhất thế giới. Theo Thần Thoại Hy Lạp, “Champs-Élysées” có nghĩa là cánh đồng nơi ở của những người may mắn ở bên kia thế giới, một loại thiên đàng của Hy Lạp.


Đại lộ Champs-Élysées bắt đầu ở Quảng trường Concorde. Nằm giữa Quảng trường này là kiến trúc nổi tiếng “Obelisk Of Luxor” do Ai Cập tặng. Đây là một đài kỷ niệm hình cây viết chì cao khoảng 25 thước rất xưa cũ, trước đây nằm ở thánh đường Luxor (Luxor Temple) của Ai Cập. Muốn chở tháp này về, nước Pháp phải đóng một chiếc tàu đặc biệt để chở.

Đại lộ Champs-Élysées kết thúc ở Quảng trường “Etoile“, bây giờ là Quảng trường Charles De Gaulle. Quảng trường này là nơi đặt Khải Hoàn Môn của thành phố Paris, vinh danh những chiến thắng của nước Pháp thời Nã Phá Luân Đại Đế, và nơi đặt mộ của chiến sĩ vô danh Pháp.

Đại lộ Champs-Élysées là một phần của Trục lịch sử (Historical Axis). Nằm hai bên đại lộ này là những kiến trúc lịch sử của nước Pháp. Đoạn đường này còn được biết đến với tên “Đoạn đường chiến thắng” (tiếng Pháp là Voie triomphale, tiếng Mỹ là Triumphal Way).


“Đại lộ Champs-Élysées là một đại lộ lớn và nổi tiếng của thành phố Paris. Nối hai quảng trường Concorde và Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn, Champs-Élysées là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất của thành phố với nhiều cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim…. Đại lộ cũng là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng của Paris, như Duyệt binh ngày 14 tháng 7, chặng cuối của cuộc đua xe đạp Tour de France, địa điểm các cuộc ăn mừng, chào đón năm mới…

Champs-Élysées được xem như một trong những đại lộ danh tiếng nhất thế giới. Nhiều đường phố nổi tiếng khác được so sánh với Champs-Élysées, như đại lộ Benjamin Franklin ở Philadelphia hay Paseo de la Reforma ở Thành phố Mexico.

Đại lộ Champs-Élysées

Thuộc Quận 8 thành phố Paris, Champs-Élysées dài 1.915 m, rộng 70 m và nằm trên trục Axe historique, bắt đầu từ Louvre và đi qua rất nhiều công trình nổi tiếng. Đầu đại lộ, phía gần quảng trường Concorde, Champs-Élysées được bao bọc bởi một không gian xanh. Khu vực này tập trung một số công trình quan trọng như Petit Palais, Grand Palais, điện Élysée… Đoạn tiếp theo, bắt đầu từ ngã bảy giao với đại lộ Montaigne, hai bên Champs-Élysées là các tòa nhà với cửa hiệu, quán cà phê, văn phòng, rạp chiếu phim…


Trước thập niên 1950, Champs-Élysées là một khu vực sang trọng, nhưng những năm gần đây, đại lộ trở thành một địa điểm du lịch và đại chúng. Có thể thấy gần Khải Hoàn Môn sự hiện diện của những cửa hàng xa xỉ như Louis Vuitton, Hugo Boss, Cartier, Montblanc. Tiếp theo đó hai bên đại lộ có một số cửa hàng thời trang trung bình như Celio, GAP, Zara… cùng các hàng ăn nhanh McDonald’s, Quick. Đại lộ cũng tập trung văn phòng của các ngân hàng, hãng hàng không, phòng trưng bày của các công ty như Mercedes, Peugeot, Toyota… Và như những đường phố khác của Paris, Champs-Élysées cũng có các cột Morris, quầy bán báo, bưu điện, phòng đổi tiền cho khách du lịch…


Giá thuê bất động sản ở Champs-Élysées đắt nhất ở châu Âu và thứ hai thế giới, chỉ sau Fifth Avenue ở khu Manhattan, New York. Trung bình giá cho 100 m² trong vòng một năm là 1,25 triệu đô la. Điều này khiến rất ít dân cư sống ở Champs-Élysées. Ngay cả tầng trên các tòa nhà cũng được dành cho văn phòng. Mức giá này cũng không đồng đều. Phía bên số chẵn, phía Bắc, được ưa chuộng hơn bởi nhiều ánh nắng Mặt Trời.

Tuy là khu vực có giá bất động sản đắt đỏ, nhưng công ty lớn vẫn mở các cửa hàng ở Champs-Élysees với hai mục đích: bán hàng cho số lượng khách du lịch rất lớn của đại lộ và quảng cáo thương hiệu tại một địa điểm nổi tiếng. Theo nghiên cứu của chính quyền thành phố Paris, 39 % trong số 332 cửa hàng của Champs-Élysées thuộc về ngành may mặc.

Ủy ban Champs-élysées

Vốn được thành lập vào năm 1860 với mục đích quản lý đại lộ, tới tháng 2 năm 1916, tổ chức này trở thành một hiệp hội. “Syndicat d’Initiative et de Défense des Champs-Elysées” (Nghiệp đoàn Khởi xướng và Bảo vệ Champs-Elysées) được chuyển thành “Amis des Champs-Elysées” (Những người bạn Champs-Elysées) rồi sau 1980 thành “Comité des Champs-Elysées” (Ủy ban Champs-élysées). Ngày nay, Ủy ban Champs-élysées là hiệp hội duy nhất đại diện cho các hoạt động thương mại của đại lộ đối với chính quyền. Số lượng thành viên của hiệp hội hiện nay khoảng 250.


Ủy ban Champs-élysées không liên quan tới một liên đoàn nào khác, không có tổ chức đỡ đầu và hoạt động bằng ngân sách do thành viên đóng góp. Điều này bảo đảm cho ủy ban được hoàn toàn độc lập. Điều hành của Ủy ban Champs-élysées là một văn phòng được bầu lên, gồm 15 thành viên với một vị chủ tịch. Với nhiệm vụ kết nối các thành viên của ủy ban, hoạt động của văn phòng, gồm chủ tịch và cả nhóm, đều không hưởng lương.

Nhiệm vụ của Ủy ban Champs-élysées là bảo vệ hình ảnh của đại lộ nổi tiếng. Ủy ban thông tin cho giới truyền thông các hoạt động trên đại lộ, chịu trách nhiệm trang hoàng, thắp sáng… Ủy ban Champs-élysées còn có thể can thiệp vào các hoạt động thương mại, như quy định giờ mở cửa của các cửa hàng, và đóng vai trò tư vấn cho những tổ chức, doanh nghiệp muốn đặt trụ sở hoặc buôn bán ở đây.

Lễ hội

Đại lộ Champs-Élysées cũng là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội của thành phố. Ngày quốc khách Pháp 14 tháng 7, cuộc duyệt binh sẽ đi theo hướng từ Khải Hoàn Môn vào trung tâm thành phố. Champs-Élysées cũng là đích cuối của cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp. Đêm 31 tháng 12, đại lộ Champs-Élysées là địa điểm đón năm mới được tìm đến nhiều nhất ở Paris. Để ăn mừng các chiến thắng thể thao, những cổ động viên cũng thường tập trung về Champs-Élysées.”

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Nếu tháng 12 hoa cải ngự trị ở khắp các nẻo đường Mộc Châu, tháng 2 là thời gian hoa mận, hoa đào, hoa mơ khoe sắc thì du khách đi du lịch Mộc Châu vào tháng 3 sẽ có cơ hội được ngắm nhìn mùa hoa ban nở trắng núi rừng.

Hoa ban nở khi cơn mưa phùn cuối mùa níu kéo mùa xuân ở lại, khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm. Từ lâu hoa ban đã được coi là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp của nó được ví như vẻ đẹp của người con gái vùng cao, giản dị và thuần khiết.


Hơn nữa nó còn mang trong mình câu chuyện tình yêu hết sức cảm động. Hơn nửa thế kỷ trước người ta thấy hoa ban nở rộ nhiều trong các trang ký của nhà văn Nguyễn Tuân. Cây ban thân mộc, cành uốn khúc khẳng khi như được tạo ra từ bàn tay tạo dáng của nghệ nhân.

Vào mùa đông, cây ban rụng hết lá dồn nhựa sống để trỗi dậy vào mùa xuân. Mùa xuân ấm áp về, cây ban đâm chồi nảy lộc. Lá ban có hình móng giò như hai hình trái tim đặt cạnh nhau, lá ban mọc lưa thưa chứ không rậm rạp như các loài cây khác. Sức sống của cây ban khiến người ta phải nể phục. Cho dù là đồi có gianh khô cằn hay vách đá cheo leo, cứ qua thời gian đốt nương là nó trỗi dậy mạnh mẽ.


Hoa ban trong tiếng Thái có nghĩa là “hoa ngọt”. Hoa ban bắt đầu nở lác đác vào đầu mùa xuân, khoảng tháng 3, nở rộ nhất vào đầu tháng 4 và lụi tàn khi tháng 5 về nên nếu muốn ngắm hoa ban đẹp bạn nên căn đúng thời điểm đi du lich Mộc Châu.

Khi hoa trên cây bung nở hết nó che lấp hết lá ban, trông từ xa cả cây hoa ban như một cây kẹo bông cỡ lớn vô cùng đẹp mắt khiến du khách đi du lich Moc Chau mùa xuân thích thú.

Khắp vùng Tây Bắc nơi nào cũng có hoa ban nhưng ít nơi có cây ban già, hoa ban to, nhiều và đẹp như ở Mộc Châu. Cây ban mọc khắp nơi trên cao nguyên nhưng không được trồng thành từng cánh đồng như hoa cải và hoa mận. Để ngắm được hoa ban đẹp du khách sẽ phải đi dọc theo đường từ thị trấn Mộc Châu về thị xã Sơn La.

Hoa ban không chỉ đẹp mà còn được đồng bào dân tộc vùng cao sử dụng như một thứ rau sạch để chế biến thành các món ngon như canh hoa ban, nộm hoa ban, măng đắng xào hoa ban…

Nếu đã đến Mộc Châu thì bạn không thể bỏ qua việc thưởng thức các món đặc sản ngon ngất ngây làm nên ấn tượng cho du lịch Mộc Châu như nậm pịa, thịt chua, thịt trâu gác bếp, cá suối, cá hồi, nộm da trâu…

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Với mong muốn mang lại sự may mắn đầu năm cho du khách, Fiditour tiếp tục tung ra chương trình khuyến mại “Du xuân rộn ràng, lộc vàng liền tay”.

DU XUÂN RỘN RÀNG, LỘC VÀNG LIỀN TAY

1.Thời gian áp dụng: 25/11/2016 – 16/01/2017.
2.Hình thức: Quay lồng cầu trúng thưởng.
3.Địa điểm áp dụng: Các văn phòng giao dịch của Fiditour tại TP.HCM.
4.Đối tượng khách hàng: Tất cả khách hàng mua tour du lịch trong nước và ngoài nước (khách lẻ và khách đoàn), vé máy bay (khách lẻ, không áp dụng cho khách CA) tại hệ thống Fiditour TP.HCM, đồng thời thanh toán tiền dịch vụ trong thời gian chương trình khuyến mại diễn ra.
5.Giải thưởng:



***Lưu ý: Nhân viên Fiditour không được tham gia chương trình này.
6.Thể lệ tham dự chương trình
*** Khách hàng sẽ được quay lồng cầu trúng thưởng theo quy định sau:
Khách hàng mua tour du lịch và vé máy bay: Cứ mỗi 5 triệu đồng hóa đơn thanh toán khách được 01 lượt quay lồng cầu, hóa đơn giá trị càng cao càng được nhiều lần quay trúng thưởng. Ví dụ như sau:

Giá trị thanh toán của Khách (VNĐ)
Số lần quay lồng cầu trúng thưởng
5.000.000
1 lần
5.000.001 - 10.000.000
2 lần
10.000.001 - 15.000.000
3 lần
15.000.001 - 20.000.000
4 lần

-Lồng cầu bao gồm nhiều quả cầu có chứa các giải thưởng bên trong. Mỗi quả cầu có một mã số kèm tên giải thưởng, khách hàng sẽ biết kết quả quay số của mình và ký xác nhận giải thưởng ngay khi mở quả cầu mà khách vừa quay được.

Khách hàng khi đã quay và chọn xong cầu sẽ không được phép đổi ý, quay số lại với bất kỳ lý do gì khác.

-Phiếu giải thưởng hợp lệ là phiếu có đủ mã số, tên giải thưởng và có dấu mộc của Fiditour. Khách hàng trúng thưởng hợp lệ sẽ làm thủ tục nhận thưởng ngay theo kết quả quay số vừa trúng.

-Khách hàng trúng các giải thưởng nằm trong khung chịu thuế theo quy định, Fiditour sẽ khấu trừ thuế thu nhập không thường xuyên của khách hàng trên giá trị giải thưởng công bố.

-Chương trình cũng áp dụng cho các khách hàng sử dụng Coupon du lịch Fiditour. Coupon được tính giá trị như tiền mặt để hoàn tất thủ tục tham gia chương trình.

-Chương trình cho phép gộp hóa đơn đối với khách lẻ: Một khách hàng có thể cộng gộp nhiều hóa đơn khi mua nhiều tour của Fiditour trong thời gian diễn ra chương trình khuyến mại. Các hóa đơn thanh toán này bắt buộc phải có cùng tên khách hàng. Đối với khách đoàn chỉ căn cứ theo hạn mức hợp đồng để quy đổi sang lượt quay lồng cầu.

-Khách hàng sẽ được Nhân viên kinh doanh hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến việc quay số trúng thưởng. Chương trình quay số sẽ được tổ chức công khai từ 8:00AM - 05:00 PM từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần (trong thời gian từ ngày 25/11/2016 - 16/01/2017) dưới sự giám sát của đại diện lãnh đạo công ty, các khách mời, khách hàng thân thiết,  diễn ra tại trụ sở Fiditour theo địa chỉ: 129 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, TPHCM.

-Trong trường hợp nếu khách hàng không trực tiếp đến quay số trúng thưởng mà ủy quyền cho nhân viên kinh doanh thực hiện, khách hàng làm thủ tục uỷ quyền theo mẫu và quy trình Fiditour cung cấp.

-Trường hợp khách không trực tiếp mua tour mà thông qua người thân, đại diện thì người thân, đại diện được hưởng quyền lợi khuyến mại (nếu giữa người thân, đại diện của khách hàng và khách hàng không có thỏa thuận khác).

-Trường hợp khách trúng thưởng nhưng vì lý do khách quan không đến nhận thưởng được thì khách hàng có thể ủy quyền cho người khác theo form mẫu Fiditour cung cấp.

-Với các khách hàng đoàn thể - công ty, trong thời gian khuyến mại, Fiditour sẽ đưa điều khoản khuyến mại vào hợp đồng ký kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

-Fiditour có toàn quyền sử dụng hình ảnh khách hàng trúng giải để phục vụ cho công tác quảng bá mà không phải trả bất kì chi phí nào.

Các khiếu nại, tranh chấp phát sinh liên quan đến giải thưởng và chương trình khuyến mại sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật hiện hành.

-Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại, nếu khách hàng không liên hệ nhận giải thưởng thì Fiditour sẽ tuyên bố vô hiệu giải thưởng, không tiếp nhận mọi khiếu nại liên quan.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Phú Yên nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Nha Trang và Quy Nhơn nhưng Phú Yên mới thực sự được biết đến sau khi xuất hiện trong bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu bạn có ý định khám phá xứ sở thơ mộng này, những thông tin và gợi ý dưới đây sẽ giúp ích cho chuyến đi của bạn.

Đi lại

Từ Hà Nội và TP HCM, du khách có thể dễ dàng đến Phú Yên bằng đường bộ và hàng không. Nếu thời gian không quá dư dả, bạn nên đặt vé máy bay thẳng đến Tuy Hòa bởi mỗi ngày đều có nhiều chuyến đưa khách đến và rời thành phố.


Hiện có hai hãng hàng không đang khai thác chuyến đến đây là Jetstar và Vietjet, giá vé chưa gồm thuế, phí khoảng 590.000 đồng/ chiều. Tuy nhiên, vào một số thời điểm, các hãng cũng tung ra vé 0 đồng giúp du khách có cơ hội sỡ hữu những tấm vé rẻ. Thời gian bay từ Hà Nội khoảng 1h40 phút.

Sân bay Tuy Hòa cách trung tâm thành phố khoảng 10 phút đi xe. Tại đây chưa có xe buýt về thành phố nên bạn có thể bắt taxi chờ sẵn bên ngoài.

Ngủ nghỉ



Các chuyến bay đến Tuy Hòa thường vào tầm trưa, bởi vậy bạn nên về khách sạn nghỉ ngơi trước khi bắt đầu khám phá. Thành phố có 2 khách sạn 5 sao là CenDuluxe và Vietstar resort, 2 khách sạn 4 sao là Kaya và Sài Gòn - Phú Yên, một khách sạn 3 sao là Hùng Vương. Cả 5 khách sạn này đều không sát biển nhưng việc di chuyển ra bãi tắm vẫn khá thuận tiện. Giá phòng thấp nhất từ 420.000 đồng đến một triệu đồng một đêm.

Long Beach là khách sạn duy nhất ở Tuy Hòa nằm ngay bờ biển, giá phòng khoảng 600.000 đồng. Ngoài ra, trong thành phố cũng còn nhiều nhà nghỉ sạch, đẹp, giá từ 150.000 đồng trở lên.

Khám phá


Ba ngày là đủ để bạn tham quan các điểm du lịch của "xứ hoa vàng cỏ xanh". Từ Tuy Hòa, bạn có thể lên lịch trình theo hướng phía nam và phía bắc. Hành trình gợi ý:

Ngày 1: Khu di tích Vũng Rô - Mũi Điện - Đầm Môn - tuyến này cách Tuy Hòa khoảng 35 km. Tại đây, bạn sẽ được nghe những câu chuyện lịch sử về các con tàu không số tại vịnh Vũng Rô, check-in cực đông trên đất liền của Tổ quốc và tắm mát ở biễn Bãi Môn.



Ngày 2: Vịnh Xuân Đài - Nhà thờ Mằng Lăng - Ghềnh Đá Đĩa - Gành Ông - Bãi Xép. Điểm xa nhất của tuyến này cách thành phố gần 60 km. Với tuyến này, bạn có thể chọn tắm biển bên vịnh Xuân Đài hoặc Bãi Xép. Đây đều là những nơi cát trắng, nước trong và sóng không quá lớn, bờ biển thoai thoải, rất thích hợp để thư giãn.

Ngày 3: Bạn hãy dành thời gian còn lại để thăm thú quanh thành phố hoặc hòa mình vào dòng nước mát của biển Tuy Hòa. Bãi biển trong thành phố dài hàng cây số, nước xanh ngắt, cát trắng và sóng êm, tuy nhiên các dịch vụ chưa nhiều.

Giải trí



Các dịch vụ về đêm tại Tuy Hòa không quá phong phú nhưng cũng rất thú vị. Trong đó, bạn không nên bỏ qua chương trình nghệ thuật tổ chức tại chân Tháp Nhạn vào tối thứ 7 hàng tuần. Chương trình bắt đầu từ 19h30 mang chủ đề Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện với các tiết mục ca, múa, hát được thay đổi trong từng buổi. Trong đó, "đặc sản" phải kể đến: Bài chòi, hò khoan, hò bá trạo, hát giao duyên, dân ca Phú Yên, hòa tấu đàn đá, múa Chăm...

Các quán karaoke ở Tuy Hòa thường phục vụ đến 23h30 như Phú Mới, Hưng Phú, ngoài ra, một số bar, club phục vụ muộn hơn, khoảng 1h sáng.

Ăn uống

 

Đặc sản của Phú Yên là cá ngừ, được chế biến thành các món như mắt cà ngừ hầm thuốc bắc hay phi lê cà ngừ cuốn cải xanh. Địa chỉ tham khảo là các nhà hàng trên đường Lê Duẩn, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo trong thành phố, giá 20.000 đồng một hũ mắt cá ngừ và 100.000 đồng một suất gỏi.

Bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh hỏi lòng heo ngon nổi tiếng ở Phú Yên. Một suất gồm bánh hỏi (trông giống bún lá) và đĩa lòng heo trắng muốt, thơm phức, có thể ăn kèm cháo. Một suất đầy đủ khoảng 40.000 đồng, địa chỉ rất đông khách là quán Hòa Đa, trên quốc lộ 1A, thuộc huyện Tuy An.

Ngoài ra, các loại hải sản như tôm tít (bề bề), hàu, sò huyết..., lẩu gà lá dít, súp trứng vịt lộn... là những món bạn nên ăn thử. Các món ở Phú Yên được chế biến khá vừa miệng và thực khách có thể gia giảm thêm cay, chua, mặn, ngọt theo ý thích vì các gia vị ngoài ăn kèm rất phong phú.



Quà mang về

Hải sản cấp đông như mắt cá ngừ, cá ngừ phi lê, mực cơm... thường được du khách chọn đóng hộp mang về. Ngoài ra, bạn có thể mua bò một nắng, bánh tráng, mắm cá cơm hay các loại dược liệu đóng sẵn để pha thành nước uống giải mát mùa hè như hồng đài, mầm đậu nành, trinh nữ hoàng cung...

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Cá ngừ cuốn cải xanh Cách ăn cá sống chấm mù tạt không chỉ có ở Nhật Bản mà cũng rất nổi tiếng ở Phú Yên. Với đặc sản là loại cá ngừ đại dương, đây là cách thưởng thức phổ biến để cảm nhận trọn vẹn hương vị tươi ngon của nó.

Một phần ăn đầy đủ sẽ gồm đĩa cá ngừ phi lê với những lát thịt đỏ tươi, cắt thành miếng mỏng, dài, hình chữ nhật; đĩa cải xanh kèm rau sống, chuối chát; đĩa gia vị với hành, sả, gừng cắt nhỏ; lạc rang, bánh tráng.

Thực khách phải tự pha nước chấm bằng cách lấy mù tạt, trộn thêm chút xì dầu, tương ớt, vắt nước cốt chanh rồi trộn đều. Bước cuối cùng là lấy bánh tráng nhúng nước cho mềm, bỏ vào bẹ cải xanh kèm rau húng quế, chuối chát, hành gừng, đặt lên trên lát cá ngừ, rắc chút lạc, cuốn lại rồi chấm. Món ăn tạo cảm giác tươi mát với vị rau xanh và biển cả.


Súp trứng vịt lộn

Thay vì hầm lá ngải thuốc bắc hoặc luộc và đập ra bát, người Phú Yên ăn trứng vịt lộn trong nồi lớn, nấu cùng các vị thuốc bắc, bỏ thêm chút gừng rau răm thơm phức. Khi ăn, thực khách lấy một quả trứng bỏ vào bát rồi chan nước hầm, thêm táo tàu, rau, gừng. Món ăn nhờ thế không bị khô mà thơm ngon và bổ dưỡng hơn.

Lẩu gà lá dít


Lá dít được coi là đặc sản Phú Yên, bởi chỉ mọc ở một số vùng nhất định và có vị chua đặc trưng. Nhờ đó, khi nấu với các loại hải sản và gà, chim, lá dít góp phần tạo vị thanh mát, rất dễ ăn, nhất là trong tiết trời nóng bức. Lẩu gà lá dít hợp nhất là ăn thêm cùng bún. Chỉ cần chan nước lẩu, thêm vài lá dít và miếng thịt gà mềm tơi, bạn sẽ có một bữa ăn ngon.

Bánh hỏi lòng heo


Có nhiều cách ăn kèm bánh hỏi nhưng lòng heo là sự kết hợp tạo nên đặc trưng cho ẩm thực Phú Yên. Bánh hỏi tạo nên từ những sợi nhỏ, giống sợi bún, trên chan nước mỡ hành ngầy ngậy. Những con heo nhờ chỉ được cho ăn gạo và cám nên lòng trắng, thơm ngon. Món ăn sẽ mất đi hương vị nếu thiếu bát nước chấm gồm mắm, chanh, ớt và tỏi. Điều đặc biệt là nước chấm ở Phú Yên đều do du khách tự gia giảm, vị mặn của mắm không quá gắt và ớt là loại xanh, có vị cay vừa phải.

Cá ngừ cuốn cải xanh


Cách ăn cá sống chấm mù tạt không chỉ có ở Nhật Bản mà cũng rất nổi tiếng ở Phú Yên. Với đặc sản là loại cá ngừ đại dương, đây là cách thưởng thức phổ biến để cảm nhận trọn vẹn hương vị tươi ngon của nó. Một phần ăn đầy đủ sẽ gồm đĩa cá ngừ phi lê với những lát thịt đỏ tươi, cắt thành miếng mỏng, dài, hình chữ nhật; đĩa cải xanh kèm rau sống, chuối chát; đĩa gia vị với hành, sả, gừng cắt nhỏ; lạc rang, bánh tráng.

Thực khách phải tự pha nước chấm bằng cách lấy mù tạt, trộn thêm chút xì dầu, tương ớt, vắt nước cốt chanh rồi trộn đều. Bước cuối cùng là lấy bánh tráng nhúng nước cho mềm, bỏ vào bẹ cải xanh kèm rau húng quế, chuối chát, hành gừng, đặt lên trên lát cá ngừ, rắc chút lạc, cuốn lại rồi chấm. Món ăn tạo cảm giác tươi mát với vị rau xanh và biển cả.

Mắt cá ngừ đại dương


Món ăn này còn được ví như đèn pha đại dương và thường được chế biến bằng cách hầm với thuốc bắc. Một trong những khâu quan trọng nhất là khử mùi tanh, sau đó đầu bếp sẽ hầm mắt cá ngừ với kỷ tử, táo tàu... Món được bày trong thố nhỏ, đặt trên đĩa cồn cháy nên luôn nóng khi thưởng thức. Vị béo ngậy, ngọt thơm của mắt cá lẫn với thuốc bắc chính là điểm khiến thực khách khó quên.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Một dịch vụ du lịch mới đang nở rộ ở các điểm du lịch Malaysia mà không ít du khách cảm thấy thú vị và vô cùng hưng phấn. Đó chính là hoạt động đi bộ dưới đáy biển, địa điểm chính là hòn đảo Sapi thanh bình, làn nước biển trong xanh, ấm áp và hiền hòa.


Để được tham gia hành trình đi bộ độc đáo này bạn sẽ được các hướng dẫn viên tận tình hướng dẫn và theo sát trên từng bước đi để đảm bảo an toàn cho khách du lịch Malaysia. Tất cả những vị khách tham gia tour đi bộ sẽ không sử dụng chân vịt, ống thở mà chỉ mang trên đầu một dụng cụ lặn chuyên dùng thế là đã có thể thám hiểm đáy đại dương.


Để tránh những va chạm không đáng có vì du khách phải đi bộ thật sự, thế nên họ được khuyên đi giầy cao su chuyên dụng, còn về trang phục thì không có gì yêu cầu đặc biệt. Khách du lịch Malaysia có thể tùy chọn trang phục yêu thích của mình chỉ làm sao cho nó thuận tiện khi di chuyển.


Hình ảnh những top người di chuyển dưới đáy biển từng bước, dường như xóa tan khoảng cách giữa con người và đại dương bao la. Những chú cá nhỏ cứ quấn lấy họ, chúng vừa sợ hãi vừa hiếu kì trước chúng ta. Tự tay mình sẽ chạm vào các loài sinh vật biển đáng yêu, hay lướt nhẹ qua rạng san hô bồng bềnh trôi theo dòng nước… tất cả những điều thú vị ấy sẽ là những phút giây trải nghiệm khó quên nhất trong chuyến du lịch Singapore – Malaysia của nhiều người.


Bạn chỉ có thể thám hiểm đại dương vào những ngày trời trong xanh, biển lặn hiền hòa. Hòn đảo Sapi đang nở rộ dịch vụ này nhất là khi thời tiết bước dần vào hè, những ngày hè oi ả sẽ không còn khi bạn đến với Sapi tham gia tour du lich đi bộ dưới biển này.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake văn hóa Nhật Bản là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, không chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn. Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.

Lịch sử của rượu sake

 
Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu.


Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.


“Ghi chép về Phong thổ xứ Harima” (khoảng năm 716) có ghi chép về cách nấu một thứ rượu gọi là Kabi khá giống với phương pháp nấu Sake ngày nay. Seishu, thứ gần như Sake và hiện nay vẫn được Luật Thuế Rượu của Nhật Bản coi là bao gồm cả Nihonshu (Sake) cũng được nhắc đến lần đầu trong tài liệu này. Các kỹ thuật nấu Sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu Hadaisen, một “nhãn hiệu” nổi tiếng trong loại rượu Soboshu được nấu tại các chùa. Hadaisen được coi là thứ Seishu đầu tiên và cũng là thứ Sake đầu tiên.

Cách sản xuất rượu Sake


Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua.  Ban đầu, người ta xay gạo rồi nấu chín nó trong nước sạch. Công đoạn tiếp theo là ngâm gạo. Kỹ thuật xay xát gạo thuở sơ khai khá độc đáo: Mỗi người trong làng đều phải nhai gạo, kê để nghiền nhỏ nó theo phương pháp thủ công rồi nhổ vào nồi nấu rượu. Quá trình này cũng tạo ra một loại enzyme cần thiết cho quá trình ủ men rượu.


Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạo cũng là nguyên liệu chính để tạo nên rượu sake. Trong quan niệm của người Nhật Bản, thần của rượu sake chính là thần mùa màng. Vì thế, rượu sake giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều lễ hội tôn giáo cũng như trong các sự kiện quan trọng. Nét đặc sắc của rượu sake so với các loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý của Nhật Bản.

Thưởng thức rượu sake văn hóa Nhật Bản


Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại Sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko.

Để hâm nóng Sake, người ta chuyển Sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên.


Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.

Chén uống Sake cũng có nhiều loại, thường rất trang trọng. Sakazuki là chén nhỏ và nông, thường được sử dụng phổ biến nhất. Trang trọng hơn nữa là Masu, có hình dạng như chiếc hộp hình vuông. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, Sake có thể uống bằng ly thủy tinh.



Trong những ngày mùa Đông lạnh , rót một ly rượu sake nóng ấm vào ly, cầm ly rượu trong hai lòng bàn tay ủ ấm , lắc nhẹ để cảm nhận được mùi thơm của hương gạo bốc lên ,nhẹ nhàng uống một chút rượu , để nước rượu trong miệng vài dây, sau đó nhẹ nhàng từ từ , nhẹ nhàng qua cổ để thưởng thưởng ngoạn hết cái thơm của rượu , và cái ngon của loại rượu sake này.


Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản có phong tục dâng cúng rượu sake lên các vị thần linh rồi sau đó mới dùng để thưởng thức trong bữa ăn. Uống rượu sake Nhật Bản được coi như là sự đánh dấu của một cam kết, đánh dấu việc thực hiện một lời hứa nào đó. Ở lễ cưới truyền thống của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ được mời uống “3 hớp, 3 chén” rượu sake trong cùng một chén biểu tượng cho lời hứa chia sẻ ngọt bùi cũng như đắng cay trong cuộc sống.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Tọa lạc tại hòn đảo Penang xinh đẹp, địa điểm du lich Singapore – Malaysia nổi tiếng khắp thế giới. Ngôi đền uy nghi tráng lệ mang tên Kek Lok Si, còn được biết đến với tên gọi khác là Chùa Cực Lạc, là điểm đến tâm linh của rất nhiều người mến đạo ở Malaysia cũng là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.


Ngôi chùa có đền thờ Phật lớn và rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Penang. Cả ngôi chùa có một phần khắc sâu vào sười đồi tại Ari Itam, cách đồi Penang 3km. Khuôn viên chùa được chia thành 3 khu chính. Tại lối vào là các gian hàng bày bán các mặt hàng lưu niệm, tượng Phật và thức ăn phục vụ nhu cầu khách du lịch Singapore – Malaysia. Khu điện thờ trung tâm và khu thờ trên đỉnh núi.


Điểm ấn tượng du khách khi mới đặt chân đến chùa chính là mùi mì laska thơm nồng có mặt khắp ở lối vào chùa. Những quầy bán hàng luôn đầy ắp món ăn truyền thống của người Malaysia thưởng thức bát mì chay thanh tịnh ngay tại chùa cũng là điều thú vị chúng ta có thể trải nghiệm.

Khuôn viên trung tâm với ngôi chùa khổng lồ và bức tượng tứ đại thiên vương được thờ trang trọng ngay tại chính điện. Mỗi vị thần được cho là cai quản một phương khác nhau theo Đông – Tây – Nam – Bắc. Và cũng từ đây, khuôn viên ngôi chùa mở rộng lên đến sườn núi.


Có hai hình thức để khách du lịch Singapore – Malaysia di chuyển lên đến đỉnh núi, một là dùng thang máy và trả khoảng phí nhỏ hai là đi bộ rèn luyện sức khỏe. Trên đỉnh là khung cảnh bao la hùng vĩ với tượng Quan Âm cao uy nghi hơn 30m, bên cạnh là hồ nước lớn với những chú cá chép koi quý giá đang tung tăng bơi lội. Từ trên đỉnh du khách sẽ có thể ngắm nhìn quan cảnh thành phố từ trên cao.

Ngôi chùa uy nghi này luôn là điểm thu hút khách thập phương đến cúng bái nhất là vào mỗi kì lễ của Phật giáo. Ngày nay ngoài những tín đồ đạo Phật đến chiêm bái chùa, Kek Lok Si còn là điểm du lịch Singapore – Malaysia nổi tiếng với những công trình tôn giáo uy nghi tráng lệ

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Đất nước Nhật Bản có bốn mùa rõ dệt, mỗi mùa có một đặc điển khí hậu, nét đẹp của từng mùa, bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn quan tâm về thời tiết, vẻ đẹp bốm mùa của Nhật Bản.

Mùa xuân


Ở Nhật Bản, mùa xuân nổi tiếng với lễ hội hoa Anh Đào, người Nhật thường tụ tập bạn bè, người thân gia đình đi ngắm hoa và ăn uống. Ngoài ra, bạn mang theo máy ảnh đi theo thì sẽ chụp được những bức ảnh đẹp của hoa anh đào. Thời gian hoa anh đào nở là từ tầm cuối tháng 3 tới giữa tháng 4 tùy năm và thường hoa anh đào chỉ nở đẹp trong 10 ngày nếu trời không mưa. Do Nhật trải dài từ Bắc tới Nam nên thời gian hoa nở ở các vùng khác nhau.


Ở Nhật Bản trồng hoa anh đào ở hầu như tất cả mọi con đường ở các thành phố nên bạn có thể ngắm hoa ở bất kỳ nơi đâu, ngay trên con đường mà bạn vẫn đi lại hoặc bạn có thể ngắm hoa anh đào ở công viên lớn nào đó. Thường thì những ngày này các công viên lớn có thể sẽ rất đông.

Ở Tokyo, bạn có thể ngắm hoa anh đào từ: Công viên Ueno, công viên Tachikawa, công viên Yoyogi, leo núi Takao, Okutama, công viên Jindai (Choufu), công viên Nogawa, …

Mùa hè


Mùa hè ở Nhật Bản rất nóng, tuy nhiên bạn sẽ không phải chịu cái nóng do thời tiết của mùa hè tới. vì chỗ nào cũng có máy lạnh (siêu thị, cửa hàng, tàu điện, v.v…). Ngoài ra, bạn cũng có thể lên vùng “đất tuyết” (yukiguni) Hokkaidou ( bắc hải đạo), tất nhiên là sẽ chẳng còn tuyết mà chỉ có không khí mát lạnh của phương bắc. Mùa hè cũng là mùa của lễ hội (matsuri) và bắn pháo hoa (hanabi) trên khắp nước Nhật.


“Matsuri” là từ để chỉ các lễ hội ở Nhật Bản trong đó mọi người cùng  tụ tập nhảy các điệu múa dân gian, làm đồ ăn truyền thống, treo đèn lồng, đi dạo các hàng quán ngắm các đồ chơi, quần áo , đồ ăn  chơi pháo hoa… Bắn pháo hoa cũng là một sự kiện được người Nhật yêu thích trong mùa hè, các lễ

Pháo Hoa ở Nhật Bản


Chú ý là khi có lễ hội pháo hoa thì nơi bắn pháo hoa cũng sẽ rất đông, có thể bạn sẽ phải đi trước đó cả 4 – 5 giờ đồng hồ để có một chỗ thật đẹp để có những khoảnh khắc tuyệt nhất.

Mùa thu


Bạn sẽ cảm nhận được tiết trời mùa thu tuyệt đẹp của nước ôn đới với khí trời mát lạnh, nắng vàng dịu và bầu trời trong xanh của khí hậu mùa thu ở Nhật Bản. Đặc biệt cuối thu là mùa lá đỏ (momiji), là dịp mọi người đi thưởng ngoạn lá đó và chụp ảnh. Mùa lá đỏ thường từ tháng 10 tới đầu tháng 11 và vì nước Nhật trải dài theo hướng Nam Bắc nên thời gian lá đỏ ở các vùng cũng khác nhau.



Lá thường đỏ từ nơi lạnh trước là từ phía Bắc rồi mới xuống phía Nam, nhìn chung, ở nơi lạnh thì lá đỏ thường có trong khoảng 50 ngày, còn các nơi nóng hơn thì chỉ 20, 30 ngày. Ở mỗi vùng lịch lá đỏ còn tùy địa hình, ví dụ ở nơi cao lạnh hơn thì lá đỏ sẽ sớm hơn.


Mùa đông

Ở Nhật Bản thường tuyết nhiều nhất là giữa mùa đông, từ tháng 1 tới đầu tháng 2. Đây là thời gian bạn có thể rủ bạn bè người thân đi trượt tuyết hoặc ngắm cảnh tuyết rơi. Bạn cần chú ý là không phải ở đâu cũng có tuyết rơi dày, thường tuyết chỉ rơi và bao phủ ở phía Bắc Nhật Bản và phía Tây Nhật Bản. Ở các vùng phía đông như Tokyo tuyết sẽ rất ít rơi hoặc chỉ phủ trắng một vài ngày bởi vì Nhật có một sống núi chạy theo hướng Bắc Nam nên phần lớn mưa tuyết đã rơi hết ở phía Tây.


Tuyết rơi là một trong những cảnh đẹp tuyệt vời và quả thực không có gì khiến chúng ta thấy đẹp hơn khi tuyết rơi phủ trắng mọi con đường , cây xanh cũng được phủ tuyết và mọi thứ khi được phủ tuyết thật đẹp và thú vị. Nhưng không phải nơi nào tuyết cũng rơi, như ở Tokyo thì thỉnh thoảng lắm tuyết mới rơi dày vì Tokyo nằm ở phía đông Nhật Bản nên mưa tuyết đã bị chặn bởi dãy núi. Chỉ cần qua bên kia dãy núi sẽ là rất nhiều mưa tuyết.


Các vùng nhiều tuyết: Đảo Hokkaidou, vùng Đông Bắc Touhoku: tỉnh Aomori, Iwate, Miaygi, Akita, Yamagata, Fukushima, phía Đông nước Nhật: tỉnh Niigata, Nagano, Ishikawa, Fukui
áo croptop áo đầm đẹp đi du lịch
© 2013 Bản quyền thuộc về Công ty Cổ Phần FIDITOUR
FIDITOUR HÃNG DU LỊCH LỮ LÀNH TOPTEN VIỆT NAM
Địa chỉ: 129 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84) 39 14 14 14 | Fax: (84) 39 14 13 63
Email: fidi@fiditour.com