Ở đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa sông nước đã có tự bao đời và ăn sâu vào tiềm thức của con người. Trong đó, chợ nổi trên sông chính là một trong những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất. Miền châu thổ có đến hàng trăm chợ nổi, nhưng có lẽ lâu đời và rộn ràng nhất là chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ.
Dấu hiệu nổi bật của chợ nổi là cách giới thiệu hàng hóa qua cây bẹo. Cây bẹo có thể là cây tầm vông được dựng đứng hoặc gác ngang, trên đó treo những sản vật chủ ghe bán. Riêng những ngày Tết, ghe hoa không cần cây bẹo vì hoa được bày trí khắp mặt ghe với màu sắc sặc sỡ. Vào độ giữa tháng Chạp, đa phần là ghe hoa nên chợ nổi được nhuộm một màu Tết rất lộng lẫy.
Nếu ngày xưa chợ nổi chỉ buôn bán, trao đổi hàng hóa để bạn hàng mang đi như chợ đầu mối trên đất liền, thì vài năm trở lại đây, nó là nơi tụ hội thương hồ, do đó những dịch vụ đi kèm cũng phát triển theo. Đó là những quán cà phê, hủ tiếu, bún cá, bánh bao bánh bèo… trên sông để phục vụ du khách đến tận… ghe.
Dịp Tết, nhiều ghe xa quê không về được nên ngày 30, họ làm mâm cơm, đặt trước mũi ghe, khấn vái rước ông bà cùng về ăn Tết. Nhiều ghe neo cạnh nhau, cùng tổ chức một cái Tết trên sông thật đầm ấm. Kẻ có gà, người có vịt, cùng nhau chuẩn bị những món ăn ngon, thưởng thức mùa xuân xa xứ. Tuy lang bạt, nhưng đời sống tinh thần của họ lại vô cùng phong phú.
Văn nghệ văn gừng với cây đàn guitar phím lõm bập bùng cũng thật ấm cúng. Ngồi bên nhau hát Tình anh bán chiếu, giọng anh Năm, chị Bảy xuống xề nghe mùi đến nức lòng người lữ khách. Khi đó, bạn có thể hòa giọng hát dăm ba điệu xàng xê, uống ngụm rượu đế thân tình được mời bởi tấm lòng cô gái miền sông nước.
Một điểm đến khác không thể bỏ qua đó là thủ phủ hoa của châu thổ, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Được mệnh danh là “Đà Lạt của đồng bằng”, ở đây hoa nở quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết. Ngay giữa năm, người dân đã chuẩn bị hàng ngàn giống hoa, trong đó có nhiều giống nhập khẩu mới lạ để cung cấp cho thị trường.
Làng hoa với diện tích 250ha này hiện lưu giữ trên 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam…
Làng hoa là cả thế giới màu sắc và hương thơm của hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo. Dạo một vòng quanh vườn hoa Sa Đéc, du khách lạc vào một xứ sở của những câu truyện tình lãng mạn và nên thơ. Bên cạnh việc chiêm ngắm sắc hoa tươi như nắng, du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của bà con. Khách có thể tự tay vun một chậu hoa hồng, hay một chậu dạ hương để mang về làm quà tặng bạn bè. Chính việc hòa mình với bà con là cách mà du khách có thể cảm nhận trọn vẹn nếp sống, tính chân chất, hồn hậu của cư dân miền châu thổ.
Đến đây vào những ngày xuân đang cận kề, bạn sẽ thấy cuộc sống tấp nập nhộn nhịp của cả người mua người bán. Từng đoàn xuồng, ghe, xe tải, xe lôi tấp nập đổ về đây sau đó phân phối hoa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như TP.HCM, Cần Thơ, An Giang… có khi những tỉnh miền Bắc, miền Trung góp phần cho ngày Tết cổ truyền thêm phần thi vị. Bởi lẽ đó, tôi dám chắc rằng nếu phải xa nơi này, bạn sẽ nhớ quay quắt một chuyến du xuân miền sông nước có rất nhiều kỷ niệm mang về.
Dấu hiệu nổi bật của chợ nổi là cách giới thiệu hàng hóa qua cây bẹo. Cây bẹo có thể là cây tầm vông được dựng đứng hoặc gác ngang, trên đó treo những sản vật chủ ghe bán. Riêng những ngày Tết, ghe hoa không cần cây bẹo vì hoa được bày trí khắp mặt ghe với màu sắc sặc sỡ. Vào độ giữa tháng Chạp, đa phần là ghe hoa nên chợ nổi được nhuộm một màu Tết rất lộng lẫy.
Nếu ngày xưa chợ nổi chỉ buôn bán, trao đổi hàng hóa để bạn hàng mang đi như chợ đầu mối trên đất liền, thì vài năm trở lại đây, nó là nơi tụ hội thương hồ, do đó những dịch vụ đi kèm cũng phát triển theo. Đó là những quán cà phê, hủ tiếu, bún cá, bánh bao bánh bèo… trên sông để phục vụ du khách đến tận… ghe.
Dịp Tết, nhiều ghe xa quê không về được nên ngày 30, họ làm mâm cơm, đặt trước mũi ghe, khấn vái rước ông bà cùng về ăn Tết. Nhiều ghe neo cạnh nhau, cùng tổ chức một cái Tết trên sông thật đầm ấm. Kẻ có gà, người có vịt, cùng nhau chuẩn bị những món ăn ngon, thưởng thức mùa xuân xa xứ. Tuy lang bạt, nhưng đời sống tinh thần của họ lại vô cùng phong phú.
tour du lịch miền Tây
Văn nghệ văn gừng với cây đàn guitar phím lõm bập bùng cũng thật ấm cúng. Ngồi bên nhau hát Tình anh bán chiếu, giọng anh Năm, chị Bảy xuống xề nghe mùi đến nức lòng người lữ khách. Khi đó, bạn có thể hòa giọng hát dăm ba điệu xàng xê, uống ngụm rượu đế thân tình được mời bởi tấm lòng cô gái miền sông nước.
Một điểm đến khác không thể bỏ qua đó là thủ phủ hoa của châu thổ, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Được mệnh danh là “Đà Lạt của đồng bằng”, ở đây hoa nở quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết. Ngay giữa năm, người dân đã chuẩn bị hàng ngàn giống hoa, trong đó có nhiều giống nhập khẩu mới lạ để cung cấp cho thị trường.
Làng hoa với diện tích 250ha này hiện lưu giữ trên 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam…
Làng hoa là cả thế giới màu sắc và hương thơm của hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo. Dạo một vòng quanh vườn hoa Sa Đéc, du khách lạc vào một xứ sở của những câu truyện tình lãng mạn và nên thơ. Bên cạnh việc chiêm ngắm sắc hoa tươi như nắng, du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của bà con. Khách có thể tự tay vun một chậu hoa hồng, hay một chậu dạ hương để mang về làm quà tặng bạn bè. Chính việc hòa mình với bà con là cách mà du khách có thể cảm nhận trọn vẹn nếp sống, tính chân chất, hồn hậu của cư dân miền châu thổ.
Đến đây vào những ngày xuân đang cận kề, bạn sẽ thấy cuộc sống tấp nập nhộn nhịp của cả người mua người bán. Từng đoàn xuồng, ghe, xe tải, xe lôi tấp nập đổ về đây sau đó phân phối hoa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như TP.HCM, Cần Thơ, An Giang… có khi những tỉnh miền Bắc, miền Trung góp phần cho ngày Tết cổ truyền thêm phần thi vị. Bởi lẽ đó, tôi dám chắc rằng nếu phải xa nơi này, bạn sẽ nhớ quay quắt một chuyến du xuân miền sông nước có rất nhiều kỷ niệm mang về.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét