Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1999, lọt top 10 điểm đến lãng mạn cho các cặp đôi năm 2014 và gần đây nhất Hội An đã được Smarter Travel vinh danh nằm trong top 10 những thành lý tưởng ở Châu Á cùng với các thành phố du lịch lớn như Bắc Kinh, Singapore; Hong Kong, Bangkok (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản)…. Điều gì đã khiến Hội An hấp dẫn đến vậy?
Thành phố Hội An vốn là một thương cảng sầm uất trong quá khứ với những con phố nhỏ chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, những ngôi nhà mái ngói có lối kiến trúc rêu phong cổ kính với nhiều chi tiết gỗ chạm khắc, những hội quán, đình chùa, bến cảng lưu rõ bước chân của thời gian,… Cho đến ngày nay, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ xưa. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An
Cây cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tương truyền cây cầu do các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII để trấn dữ con thuỷ quái không gây ra động đất, giúp người dân bình yên làm ăn buôn bán.
Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến do cộng đồng người Hoa lập ra để hỗ trợ nhau trong buôn bán, sản xuất. Hội quán có không gian rộng lớn và mang vẻ uy nghiêm. Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc, nơi đât còn là chốn linh thiêng chưa đựng nhiều giá trị tâm linh.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản như cơm gà phố Hội, cao lầu, bánh bèo, mì Quảng, hoành thánh… Tất cả những điều đó đã làm cho Hội An ngày càng đến hấp dẫn du khách thập phương.
Đèn lồng truyền thống
Khi màn đêm buông xuống khu phố cổ lên đèn rực rỡ, lung linh; nhịp sống dường như trở nên lãng mạn và sôi động hơn so với nét bình dị ban ngày của thành phố.
Hội thả đèn hoa đăng
Đến với Hội An, du khách sẽ có cơ hội được thả đèn hoa đăng vào buổi tối. Đặc biệt vào các ngày 14 âm hàng tháng, lễ hội càng trở nên đông vui hơn bao giờ hết khi cả thành phố được thắp sáng bởi ánh đèn lồng và đèn hoa đăng.
Hằng đêm ở khoảng sân bên cầu sông Hoài, bài chòi được diễn xướng và thu hút đông đảo du khách và người dân Hội An tham gia.
Cao lầu Hội An
Thưởng thức ẩm thực phong phú ở Hội An cũng là điều mà du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến đây.
Thành phố Hội An vốn là một thương cảng sầm uất trong quá khứ với những con phố nhỏ chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, những ngôi nhà mái ngói có lối kiến trúc rêu phong cổ kính với nhiều chi tiết gỗ chạm khắc, những hội quán, đình chùa, bến cảng lưu rõ bước chân của thời gian,… Cho đến ngày nay, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ xưa. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An
Cây cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tương truyền cây cầu do các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII để trấn dữ con thuỷ quái không gây ra động đất, giúp người dân bình yên làm ăn buôn bán.
Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến do cộng đồng người Hoa lập ra để hỗ trợ nhau trong buôn bán, sản xuất. Hội quán có không gian rộng lớn và mang vẻ uy nghiêm. Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc, nơi đât còn là chốn linh thiêng chưa đựng nhiều giá trị tâm linh.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản như cơm gà phố Hội, cao lầu, bánh bèo, mì Quảng, hoành thánh… Tất cả những điều đó đã làm cho Hội An ngày càng đến hấp dẫn du khách thập phương.
Đèn lồng truyền thống
Khi màn đêm buông xuống khu phố cổ lên đèn rực rỡ, lung linh; nhịp sống dường như trở nên lãng mạn và sôi động hơn so với nét bình dị ban ngày của thành phố.
Hội thả đèn hoa đăng
Đến với Hội An, du khách sẽ có cơ hội được thả đèn hoa đăng vào buổi tối. Đặc biệt vào các ngày 14 âm hàng tháng, lễ hội càng trở nên đông vui hơn bao giờ hết khi cả thành phố được thắp sáng bởi ánh đèn lồng và đèn hoa đăng.
Hằng đêm ở khoảng sân bên cầu sông Hoài, bài chòi được diễn xướng và thu hút đông đảo du khách và người dân Hội An tham gia.
Cao lầu Hội An
Thưởng thức ẩm thực phong phú ở Hội An cũng là điều mà du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến đây.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét